Mỡ máu là gì?
Để hiểu bệnh mỡ máu là gì, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về mỡ máu trước, mỡ máu hay còn gọi là lipid máu bao gồm những thành phần có tên gọi, với chức năng nhiệm vụ khác nhau, có kích thức khác nhau, trọng lượng của từng thành phần khác nhau. Mỡ máu được chia thành 4 loại là Cholesterol máu, HDL-Cholesterol (Mỡ tốt), LDL – Cholesterol(Mỡ xấu) và Triglycerid. Các chỉ số này được theo dõi bằng cách xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe chủ yếu về tình trạng rối loạn chuyển hóa, tình trạng tim mạch, huyết áp, nguy cơ đột quỵ…
Bệnh mỡ máu là gì?
Hiện nay, số lượng người mắc căn bệnh mỡ máu ngày càng trẻ hóa, khoảng 30% dân số Việt Nam trong độ tuổi trưởng thành mắc căn bệnh này, vậy bệnh mỡ máu là gì mà số lượng người mắc căn bệnh này có số lượng đáng sợ như vậy?
Trong cơ thể, cholesterol đóng vai trò rất quan trọng, thành phần quan trọng trong nhiều bộ phận, cấu trúc như màng tế bào, các hormone… Trong 1 cơ thể khỏe mạnh, cholesterol ở trạng thái cân bằng, cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, phát triển tốt hơn.
Khi bị bệnh mỡ máu, cholesterol trong cơ thể mất cân bằng, đây là tình trạng 4 chỉ số đánh giá thành phần có trong lipit máu vượt quá mức quy định, điều này gây nguy hại cho sức khỏe, làm rối loạn các chức năng chuyển hóa lipid trong máu của cơ thể, gây nên các căn bệnh như sơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến tim, gây đột quỵ tim, đột quỵ nào và các căn bệnh khác nữa
Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu
Mỡ máu có nhiều nguyên nhân gây nên, trong xã hội ngay nay, nguyên nhân phổ biến nhất gây nên căng bệnh này đó là do ăn uống quá nhiều chất béo, khiến cơ thể tăng câng. Thêm vào đó lối sống thiếu lành mạnh ít hoạt động càng khiến cơ thể trở nên thừa cân, béo phì.
Lối sống hiện đại khiến cho việc sử dụng rượu bia, hút thuốc là trở nên phổ biến cũng như ngày càng gia tăng, đây cũng là 1 nguyên nhân khác khiến căn bệnh mỡ máu tăng cao
Di truyền là một nguyên nhân khác nữa dẫn đến căn bệnh này, với nguyên nhân này thì các vấn đề về gen khiến cho việc chuyển hóa cholesterol bị ảnh hưởng, đặc biệt với LDL-Cholesterol. Việc uống thuốc như thuốc tránh thai, các loại thuốc an thần, lợi tiểu cũng là một nguyên nhân khiến cho việc chuyển hóa Lipid bị rối loại, mất cân bằng chỉ số lipid máu.
Cuối cùng, căng bệnh này còn có thể do các căn bệnh khác tác động vào làm tăng mỡ máu, đặc biệt là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đái tháo đường, các bệnh khác như suy thận, suy gan…. Rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh mỡ máu này.
Các biểu hiện bệnh mỡ máu
Bệnh mỡ máu không thể nhận biết bằng mắt thường, tuy nhiên các biểu hiện bệnh mỡ máu sau đây các bạn có thể tham khảo, nếu gặp phải những biểu hiện dưới đây hãy đi khám ngay đi nhé.
Đau và tê bì tay chân, huyết áp không ổn đinh
Với những người mắc căn bệnh này, thông thường sẽ có cảm giác cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đầu choáng, mặt hoa, ăn uống không ngon miệng, rối loạn về tiêu hóa, huyết áp lên xuống thất thường. Điều này xuất hiện vì mỡ máu đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các chất, sự mất cân bằng khiến cho việc vận chuyển các chất bị ảnh hưởng, lượng chất béo trong máu cao, khiến cho mạch máu bị bít kín, gân tình trạng thiếu máu ở các cơ quan tay chân, nhất là những vị trí như đầu khớp ngón tay, ngón chân. Tay chân sẽ có cảm giác mau bị lạnh hơn.
Nếu có những triệu chứng như trên rất có thể bạn đã bị mỡ máu, cần đến các cơ sở y tế khám và xét nghiệm để có thể tìm và phòng ngừa những biến chứng nặng hơn do căn bệnh này gây ra.
Đau ngực, đau tim
Đau ngực là một triệu chứng vô cùng nguy hiểm, rất nhiều người bị nhồi máu cơ tim dân dến tử vong. Khi bạn cảm thấy cơ thể mình xuất hiện các cơn đau ở vùng ngực, triệu chứng này có thể diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên, đôi khi tự mất đi mà không cần điều trị. Nếu những cơn đau này có cảm giác như bị ai đè nặng, bóp nghẹn, xuất hiện thường xuyên thì nên đi gặp bác sĩ ngay để thăm khám và tìm nguyên nhân để điều trị, triệu chứng này có thể lấy đi tính mạng của bạn trong vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến những cơn đau này do LDL – cholesterol cùng các chất béo khác tích tụ trên thành mạch, tạo thành các mảng bám.
Đột quỵ, biến chứng để lại hậu quả nặng nề của bệnh mỡ máu
Khi chỉ số triglyceride, LDL-Cholesterol ở ngưỡng cao, cac mảng xơ vữa động mạch sẽ hình thành, lâu dần khiến cho mạch máu lên bị hẹp lại, gây nên tình trạng đột quỵ não hoặc nhồi máu não, theo thống kê có tới 93% người bị nhồi máu não bị mỡ máu cao. Đây là căn bệnh gây tử vong cũng như để lại những di chứng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời.
Mỡ máu bao nhiêu là cao
Bình thường, kể cả khi bị mỡ máu đều không hoặc rất ít có biểu hiện rõ rết nào, bởi mỡ máu phát triển âm thầm trong cơ thể, bạn chỉ có thể phát hiện khi xét nghiệm mỡ máu. Xét nghiệm mỡ máu là xét nghiệm 4 chỉ số, mỗi chỉ số đều có một mức độ an toàn nhất đinh, các chỉ số này tăng hoặc giảm so với mức an toàn đó đều là đấu hiệu, biểu hiện của bệnh mỡ máu. Tham khảo bảng dưới đây để biết thêm chi tiết
Chỉ số | An Toàn | Ý nghĩa chỉ số |
Cholesterol máu | < 5,2 mmol/L (200mg/dL) | Chỉ số cholesterol máu là dấu hiệu nhận biết nguy cơ của bệnh động mạch vành |
LDL-Cholesterol | < 2,58mmol/L (100mg/dL) | Chỉ số này tăng khiến nguy cơ xơ vừa động mạch tăng, biến chứng nguy hiểm của nhồi máu cơ tim và nhồi máu não |
HDL-Cholesterol | > 1,03mmol/L (40mg/dL) | HDL-Cholesterol cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ thấp đi |
Triglycerid | < 1,7 mmol/L (150mg/dL) | Các bác sĩ thường dùng chỉ số triglyceride để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. |
Bảng: Chỉ số mỡ máu ý nghĩa của chúng
Theo bảng trên, nếu 3 chỉ số Triglycerid, Cholesterol máu và LDL-Cholesterol tăng hơn so với mức an toàn thì bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh liên liên, nếu chỉ số ở mức cao liên tục, trong thời gian dài rất có thể bạn đã mắc những căn bệnh như sơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành. Ngược lại, chỉ số HDL-Cholesterol cao hơn 1,03mmol/L(40mmol/dL) có tác dụng làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc tim mạch. Tuy nhiên nồng độ HDL-Cholesterol quá cao >90mg/dl lại làm tăng các nguy cơ mắc tim mạch, nồng độ quá cao rất hiếm gặp, chủ yếu trên các bệnh nhân rối loạn chuyển hóa hoặc liên quan tới gen.
Khi xét nghiệm mỡ máu, các bạn nên xét nghiệm vào buổi sáng, cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm từ 8-12 tiếng, lưu ý trong khoảng thời gian 24 giờ trước khi xét nghiệm, các bạn không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê để kết quả được chính xác nhất.
Bệnh mỡ máu có chữa trị được không và phương pháp thế nào
Bệnh mỡ máu là căn bệnh âm thầm, việc chữa trị bệnh mỡ máu phụ thuộc vào việc phát hiện ra nó, chính vì vậy việc khám và phát hiện bệnh để có thể điều trị hiệu quả nhất. Nếu để quá lâu thì nguy cơ mắc các bệnh khác sẽ rất cao.
Hiện tại để chữa trị căn bệnh này, việc đầu tiên là chú ý tới chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao. Khẩu phần an nên hạn chế các chất béo từ động vật, hạn chế các thức ăn như thịt cá, trứng và không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc là. Chế độ ăn uống kết hợp tập luyện là phương pháp cái thiện chỉ số mỡ máu bền vững nhất.
Nếu tình trạng bệnh nặng có thể dùng các thuốc tây y với loại thuốc được sử dụng chủ yếu là Statin, Niacin …với thuốc tây sẽ giúp giảm nhanh các chỉ số LDL-Cholesterol, Triglycerid… nhược điểm khi sử dụng các loại thuốc này đó là tac dụng phụ đi kèm gây ảnh hưởng lớn đến cơ thể người bệnh.
Ngoài ra, các bạn còn có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng như T-richosen, Tống Thạch Hoàn, Hamosen New của Onepharm. Hamosen New là sản phẩm hợp tác giữa Onepharm và Traphaco, một trong những thương hiệu sản xuất dược uy tín nhất Việt Nam, sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, không tác dụng phụ, hạ mỡ máu một cách bền vững và nhanh chóng, phù hợp với nhiều đối tượng. Tư vấn sản phẩm gọi theo hotline 0981 246 511 Onepharm sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.